Chụp ảnh chân dung ngoài trời
"Chộp"
ảnh chân dung tự nhiên ngoài trời là một đam mê đầy hứng khởi nhưng
cũng không ít lần thất vọng tràn chề vì để lỡ một giấy phút đẹp. Việc sử
dụng cách chụp ảnh bằng chế độ liên thanh khá thú vị nhưng ta chưa đến
mức gặp nhiều khó khăn như chụp ảnh báo chí đâu nhé. Thêm nữa với
những máy ảnh SLR và dSLR nghiệp dư thì số lượng ảnh chụp trong 1 giây
là có giới hạn. Mình ưa chụp bằng chế độ ảnh đơn lẻ, ghi nhớ điểm canh
nét, ánh sáng rồi khuôn hình tuỳ theo tình huống để bấm máy.
Với thể loại ảnh này thì dĩ nhiên là bạn không thể tiến lại gần đối tượng và ngay cả trong trường hợp có thể thì cũng nên tránh để giữ được nguyên dáng vẻ tự nhiên của người "mẫu". Thường thì mình hay sử dụng ống kính Tele ở tiêu cự từ 135 mm trở lên, chọn một vị trí kín đáo và tuyệt đối không được hướng máy quá chăm chú và lộ liễu về phía đối tượng. Cách làm hay nhất là quan sát bằng mắt thường, ước lượng ánh sáng, tiêu cự rồi đợi một thời điểm thích hợp để nâng máy lên và chụp. Như thế các thao tác về hiệu chỉnh ánh sáng cần làm thật nhanh và bạn hoàn toàn có thể tin cậy ở tiêu cự tự động. Duy nhất một điều nên chú ý: nếu đối tượng của bạn ở giữa nhiều tiền cảnh khác nhau thì nên cẩn trọng canh nét chính xác vào đó, tránh hiện tượng tiền cảnh thì nét còn "mẫu" thì lại bị...mờ!
Với thể loại ảnh này thì dĩ nhiên là bạn không thể tiến lại gần đối tượng và ngay cả trong trường hợp có thể thì cũng nên tránh để giữ được nguyên dáng vẻ tự nhiên của người "mẫu". Thường thì mình hay sử dụng ống kính Tele ở tiêu cự từ 135 mm trở lên, chọn một vị trí kín đáo và tuyệt đối không được hướng máy quá chăm chú và lộ liễu về phía đối tượng. Cách làm hay nhất là quan sát bằng mắt thường, ước lượng ánh sáng, tiêu cự rồi đợi một thời điểm thích hợp để nâng máy lên và chụp. Như thế các thao tác về hiệu chỉnh ánh sáng cần làm thật nhanh và bạn hoàn toàn có thể tin cậy ở tiêu cự tự động. Duy nhất một điều nên chú ý: nếu đối tượng của bạn ở giữa nhiều tiền cảnh khác nhau thì nên cẩn trọng canh nét chính xác vào đó, tránh hiện tượng tiền cảnh thì nét còn "mẫu" thì lại bị...mờ!
Đa số những người chụp ảnh chuyên nghiệp sử dụng loại máy ảnh 24x36 để
chụp ảnh chân dung, có thể là SLR hoặc dSLR. Trong lĩnh vực đặc biệt
tinh tế này ít có chố cho những loại máy kiểu "Point & Shoot" (mặc
dù đôi khi có những tấm ảnh chân dung nổi tiếng được tạo nên từ loại máy
này). Như thế phương tiện đo sáng của bạn sẽ là thiết bị đo sáng gắn
sẵn trong máy và loại ống kính zoom tiêu chuẩn kiểu 28-80mm cũng sẽ là
thông dụng. May mắn thay ở vị trí tele 80mm, mà các ông kính loại này
thường cho ảnh không thật sắc nét, bạn lại có trong tay một chiếc ống
kính hoàn toàn phù hợp để chụp ảnh chân dung đấy nhé. Tất nhiên chiếc
ống kính lý tưởng nhất dùng cho ảnh chân dung ngoài trời vẫn là một
chiếc 85mm f/1,8 hay tương đương như thế. Ưu thế của loại ống kính này
là cho phép ta khống chế dễ dàng độ nét sâu của trường ảnh (D.O.F) đồng
thời nó có một độ sắc nét vô cùng đáng nể với độ phóng đại đủ mạnh để
thu được cái thần của nhân vật. Ở khẩu độ ống kính mở rộng tối đa f/1,8
thì việc chỉnh nét đòi hỏi chính xác cao nhưng bù lại thì phông nền sẽ
có độ lu mờ rất đẹp.
Để có thể giữ nguyên được ánh sáng không gian xung quanh thì việc sử dụng các tấm phản xạ (mầu trắng hay ánh bạc) để xoá đi bóng đổ là cần thiết. Các tấm phản xạ này tạo ánh sáng dịu hơn ánh sáng của đèn flash đồng thời cân bằng ánh sáng của tiền cảnh với ánh sáng phông nền rất tốt. Giống như các nguồn sáng khác, các tấm phản xạ này cho một ánh sáng rất dịu khi nó ở gần chủ thể. Ta cũng có thể đạt được kết quả tương tự khi dùng thiết bị làm tán xạ các tia nắng trực tiếp của mặt trời. Lợi thế của loại thiết bị tán xạ này là nó cho một ánh sáng với nhiệt độ mầu cao hơn ngay cả với ánh sáng cuối ngày.
Bên cạnh đó bạn không thể thiếu một chiếc đèn flash dùng để làm "fill-in" trong trường hợp ánh sáng ngược chiều quá mạnh. Ánh sáng của đèn cần phải được thể hiện một cách kín đáo nhất mà vẫn đảm bảo xoá được các bóng tối không cần thiết. Bạn có thể dùng các "đầu phản xạ" - Bounce Card - hay "kiểu đầu tán xạ" - Diffusion Dome. Nếu như ánh sáng của đèn là quá rõ trên ảnh thì bạn hoàn toàn có thể hiệu chỉnh cường độ sáng của đèn -1/3Ev cho đến -1/2Ev. Trong trường hợp ánh sáng "lạnh" thì bạn nên dùng thêm một tấm kính lọc mầu vàng nâu để làm giảm đi ánh sáng tông màu xanh của đèn.
Tấm ảnh trên đây bức ảnh chụp một cô sinh viên trường mỹ thuật trong buổi đi thực tập ngoại khoá. Trong vô số những khoảnh khắc sống động của những giao tiếp với bạn bè thì chỉ có một vài góc nhìn thật ấn tượng. Kết quả: 2 ảnh thành công trên 7 ảnh. Không tồi chút nào phải không nhỉ?
Thông số kỹ thuật chụp ảnh:
EXIF
Camera
Make NIKON CORPORATION
Model NIKON D70
Image
Exposure time 1/160 s
F-number 6.3
Exposure program Shutter priority
Exposure bias value 0.000000
Max. aperture value 4.900000
Metering mode Center Weighted Average
Focal length 270 mm
Colorspace sRGB
Sensing method One-chip color area sensor
Scene type Photographed image
Custom Rendered Normal process
Exposure mode Auto exposure
Digital zoom ratio 1
Focal length in 35mm film 405 mm
Scene capture type Standard
Gain control Low gain up
Contrast Normal
Saturation Normal
Sharpness Normal
Để có thể giữ nguyên được ánh sáng không gian xung quanh thì việc sử dụng các tấm phản xạ (mầu trắng hay ánh bạc) để xoá đi bóng đổ là cần thiết. Các tấm phản xạ này tạo ánh sáng dịu hơn ánh sáng của đèn flash đồng thời cân bằng ánh sáng của tiền cảnh với ánh sáng phông nền rất tốt. Giống như các nguồn sáng khác, các tấm phản xạ này cho một ánh sáng rất dịu khi nó ở gần chủ thể. Ta cũng có thể đạt được kết quả tương tự khi dùng thiết bị làm tán xạ các tia nắng trực tiếp của mặt trời. Lợi thế của loại thiết bị tán xạ này là nó cho một ánh sáng với nhiệt độ mầu cao hơn ngay cả với ánh sáng cuối ngày.
Bên cạnh đó bạn không thể thiếu một chiếc đèn flash dùng để làm "fill-in" trong trường hợp ánh sáng ngược chiều quá mạnh. Ánh sáng của đèn cần phải được thể hiện một cách kín đáo nhất mà vẫn đảm bảo xoá được các bóng tối không cần thiết. Bạn có thể dùng các "đầu phản xạ" - Bounce Card - hay "kiểu đầu tán xạ" - Diffusion Dome. Nếu như ánh sáng của đèn là quá rõ trên ảnh thì bạn hoàn toàn có thể hiệu chỉnh cường độ sáng của đèn -1/3Ev cho đến -1/2Ev. Trong trường hợp ánh sáng "lạnh" thì bạn nên dùng thêm một tấm kính lọc mầu vàng nâu để làm giảm đi ánh sáng tông màu xanh của đèn.
Tấm ảnh trên đây bức ảnh chụp một cô sinh viên trường mỹ thuật trong buổi đi thực tập ngoại khoá. Trong vô số những khoảnh khắc sống động của những giao tiếp với bạn bè thì chỉ có một vài góc nhìn thật ấn tượng. Kết quả: 2 ảnh thành công trên 7 ảnh. Không tồi chút nào phải không nhỉ?
Thông số kỹ thuật chụp ảnh:
EXIF
Camera
Make NIKON CORPORATION
Model NIKON D70
Image
Exposure time 1/160 s
F-number 6.3
Exposure program Shutter priority
Exposure bias value 0.000000
Max. aperture value 4.900000
Metering mode Center Weighted Average
Focal length 270 mm
Colorspace sRGB
Sensing method One-chip color area sensor
Scene type Photographed image
Custom Rendered Normal process
Exposure mode Auto exposure
Digital zoom ratio 1
Focal length in 35mm film 405 mm
Scene capture type Standard
Gain control Low gain up
Contrast Normal
Saturation Normal
Sharpness Normal
Một số bức ảnh khác:
(Ảnh một cụ già)
(Ánh mắt đam mê)
Tôi thật sự thích cái nhìn trong veo và rất sâu của cậu hoạ sĩ tương lại này. Một khoảnh khắc tình cờ khi đang lia ống kính về phía những người ngồi đánh cờ trong một buổi chiều nắng đẹp. Dưới tán cây, ánh sáng tản đều, nhẹ nhàng.
Tôi thật sự thích cái nhìn trong veo và rất sâu của cậu hoạ sĩ tương lại này. Một khoảnh khắc tình cờ khi đang lia ống kính về phía những người ngồi đánh cờ trong một buổi chiều nắng đẹp. Dưới tán cây, ánh sáng tản đều, nhẹ nhàng.
(Chăm chú)
Tấm ảnh chân dung này mình cũng hoàn toàn tình cờ chụp được vào thời điểm vừa rời ống kính khỏi mặt đất thì bắt gặp khuôn mặt ấy với cái nhìn chăm chú vào ván cờ. Ánh sáng ngược rất đẹp và ngay lập tức mình chuyển sang chế độ đo sáng "Spot" (trên khuôn mặt) và hiệu chỉnh thêm +2/3 Ev. Tuy nhiên vị trí télé ở 300 mm (tương đương 450 mm) lại không thể cho ảnh cực kỳ sắc nét: lỗi của ống kính 70-300 mm ED!
EXIF
Camera
Make NIKON CORPORATION
Model NIKON D70
Image
Exposure time 1/250 s
F-number 5.6
Exposure program Shutter priority
Exposure bias value 0.666667
Max. aperture value 5.000000
Metering mode Spot
Flash Flash did not fire
Focal length 300 mm
Sensing method One-chip color area sensor
Scene type Photographed image
Custom Rendered Normal process
Exposure mode Auto exposure
Focal length in 35mm film 450 mm
Scene capture type Standard
Gain control Low gain up
Contrast Normal
Saturation Normal
Sharpness Normal
Tấm ảnh chân dung này mình cũng hoàn toàn tình cờ chụp được vào thời điểm vừa rời ống kính khỏi mặt đất thì bắt gặp khuôn mặt ấy với cái nhìn chăm chú vào ván cờ. Ánh sáng ngược rất đẹp và ngay lập tức mình chuyển sang chế độ đo sáng "Spot" (trên khuôn mặt) và hiệu chỉnh thêm +2/3 Ev. Tuy nhiên vị trí télé ở 300 mm (tương đương 450 mm) lại không thể cho ảnh cực kỳ sắc nét: lỗi của ống kính 70-300 mm ED!
EXIF
Camera
Make NIKON CORPORATION
Model NIKON D70
Image
Exposure time 1/250 s
F-number 5.6
Exposure program Shutter priority
Exposure bias value 0.666667
Max. aperture value 5.000000
Metering mode Spot
Flash Flash did not fire
Focal length 300 mm
Sensing method One-chip color area sensor
Scene type Photographed image
Custom Rendered Normal process
Exposure mode Auto exposure
Focal length in 35mm film 450 mm
Scene capture type Standard
Gain control Low gain up
Contrast Normal
Saturation Normal
Sharpness Normal
Ảnh chân dung ngoài trời: ngược sáng?
Đa
phần các SLR và dSLR hiện tại đều có khả năng xử lý tình huống này nhờ
vào chiếc đèn flash gắn sẵn trên máy. Tuy nhiên ánh sáng hơi gắt. Hệ
thống đo sáng phức hợp "Matrix" của máy ảnh kết hợp với flash TTL và AF
cho phép bạn đạt được độ cân bằng hoàn hảo giữa hậu cảnh và tiền cảnh
được chiếu sáng bằng flash. Với loại đèn flash "cobra" gắn thêm vào máy,
có năng lượng ánh sáng lớn hơn nhiều lần so với loại flash gắn sẵn
trên máy, cho phép bạn chụp ở khoảng cách xa hơn và chủ động dùng ánh
sáng tản hoặc phản xạ.
Để tránh kiểu ảnh với ánh sáng đèn flash quá rõ thì giải pháp dùng tấm phản xạ là hữu hiệu nhất, nó cho phép hướng một phần ánh sáng tới chủ thể. Thường có 3 loại tấm phản xạ: trắng, ánh bạc và nhũ vàng (hình tròn, đường kính từ 60 đến 100cm hoặc lớn hơn) Mặt phản xạ mầu trắng cho ánh sáng dịu, mặt phản xạ ánh bạc cho ánh sáng gần với kiểu ánh sáng trực tiếp và loại nhũ vàng cho ánh sáng trực tiếp với tông mầu ấm. Các mặt phản xạ ánh bạc và nhũ vàng đặc biệt hiệu quả trong trường hợp ngược sáng. Các tấm phản xạ này cũng rất hữu ích khi chụp ảnh trong Studio lúc bạn thiếu một nguồn sáng phụ để xoá đi các bóng đổ.
Để tránh kiểu ảnh với ánh sáng đèn flash quá rõ thì giải pháp dùng tấm phản xạ là hữu hiệu nhất, nó cho phép hướng một phần ánh sáng tới chủ thể. Thường có 3 loại tấm phản xạ: trắng, ánh bạc và nhũ vàng (hình tròn, đường kính từ 60 đến 100cm hoặc lớn hơn) Mặt phản xạ mầu trắng cho ánh sáng dịu, mặt phản xạ ánh bạc cho ánh sáng gần với kiểu ánh sáng trực tiếp và loại nhũ vàng cho ánh sáng trực tiếp với tông mầu ấm. Các mặt phản xạ ánh bạc và nhũ vàng đặc biệt hiệu quả trong trường hợp ngược sáng. Các tấm phản xạ này cũng rất hữu ích khi chụp ảnh trong Studio lúc bạn thiếu một nguồn sáng phụ để xoá đi các bóng đổ.
Ảnh chân dung chụp trong nhà
Thể
loại ảnh này có khá nhiều cách thể hiện khác nhau như : chụp không dùng
đèn flash, dùng đèn flash nghiệp dư, chiếu sáng kiểu « studio ». Nếu
như bạn vẫn là người ưa thích dùng phim cho thể loại ảnh nghệ thuật này
thì từ rất lâu kỹ thuật phim âm bản cũng như dương bản đã đạt tới một độ
nhạy cao cho phép chụp ảnh trong nhà không dùng đèn flash mà vẫn đảm
bảo chất lượng. Tôi xin đơn cử ở đây hai « lão làng » nhưng chắc chắn
khả năng của chúng vẫn luôn là « thanh xuân » : phim dương bản Fuji
Provia 400F, phim âm bản Fuji Superia X-Tra 800. Chúng được nghiên cứu
để tương thích cao nhất với kiểu ánh sáng trong nhà như ánh sáng đèn «
halogène » và ánh sáng đèn vàng đồng thời có khả năng hiệu chỉnh mầu sắc
rất tốt.
Còn nếu như bạn là người sử dụng kỹ thuật số thì chắc chắn một chiếc dSLR với ống kính nhạy sáng là cần thiết. Các loại dCam, Bcam có kỹ thuật chống rung khi chụp ở tốc độ chậm cũng hoàn toàn có thể sử dụng nhưng chúng bị rất nhiều hạn chế về khả năng thao tác cũng như chất lượng ảnh. Và cho dù bạn chọn phim hay kỹ thuật số thì trong điều kiện ánh sáng yếu như thế bạn cần đến một chiếc ống kính nhạy sáng cho phép mở khẩu độ ống kính lớn (giữa f/1,4 và f/2,8 ) để có thể đạt được một tốc độ chụp cầm tay khả dĩ. Tất nhiên khi bạn mở rộng khẩu độ ống kính thì việc lựa chọn điểm canh nét là quan trọng, bạn có thể đạt được điều này bằng các kinh nghiệm thực hành. Kỹ thuật số chiếm ưu thế ở đây vì nó cho phép bạn thử nghiệm và quan sát ngay kết quả sau đó. Dùng đèn flash nghiệp dư gắn trên máy sẽ tạo nên một ánh sáng trực tiếp và rất gắt, không đẹp cho thể loại ảnh chân dung trong nhà. Bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc làm tán xạ ánh sáng hay dùng ánh sáng phản xạ trên một bề mặt có mầu trắng như trần hay tường nhà (lý tưởng hơn nếu bạn có một chiếc « Bounce Card » - tạm dịch là tấm phản xạ gắn trên đầu của đèn flash). Kiểu ánh sáng này rất dịu và sẽ hợp lý hơn nữa nếu như bạn có thể thay đổi vị trí của đèn flash gắn trên máy bằng một dây nối TTL hay một chiếc « nhại » - Slave- không dây và chủ động lựa chọn hướng chiếc sáng cần thiết. (Kỹ thuật : Với những bạn nào đang sử dụng dSLR Nikon D70 thì bản thân chiếc đèn flash gắn sẵn trên máy đã có thể làm chức năng kích hoạt một chiếc SB-800 hay SB-600 từ xa, không dùng dây dẫn) Có một điều quan trọng cần lưu ý là khi nguồn sáng càng lớn thì ánh sáng càng dịu, như thế bạn hãy cố gắng đặt chiếc đèn flash càng gần đối tượng càng tốt và cho đèn phả sáng vào một chiếc ô mầu trắng chẳng hạn. Nếu bạn muốn có ánh sáng ấm thì có thể dùng một chiếc ô phản xạ có mầu nhũ vàng. Một chiếc kính lọc mầu vàng nâu cho đèn flash để giảm bớt độ « lạnh » của ánh sáng ở 6 500 K (nhiệt độ mầu, tính bằng độ Kenvin) cũng rất hữu ích. Loại đèn flash chuyên nghiệp dùng trong Studio không hề cho ánh sang « lạnh » vì chúng đã được căn chỉnh ở 5 000 K. Những chiếc đèn này có cường độ sáng rất mạnh và rất tiện dụng khi ta dùng kết hợp với ô phản xạ kích thước lớn hay một chiếc « hộp chiếu sáng » - « une boîte à lumière ». Vẫn cùng chung một nguyên lý như tôi đã nói đến ở trên đây là bạn đặt nguồn sáng càng gần chủ thể càng tốt. Với loại đèn « torche » có nguồn sáng định hướng thì bạn nên khép sâu khẩu độ ống kính ở f/16 (khẩu độ sâu nhất mà không làm tán xạ hình ảnh - hiện tượng « diffraction ») Khả năng hiệu chỉnh hiện tượng tán xạ hình ảnh của các ống kính « macro » đặc biệt có hiệu quả khi chụp với đèn flash ở f/11 – f/16. |
ST
No comments:
Post a Comment