Tuesday, August 14, 2012

Giải mã hiện tượng "bóng đè"

Những hiện tượng thần bí như bóng đè đã được giải thích dưới góc nhìn của khoa học, đồng thời mở ra hướng điều trị cho chứng rối loạn giấc ngủ.
Trong suốt giai đoạn đầy mộng mị của giấc ngủ, các cơ bắp của chúng ta trở nên cứng đờ, ngăn cản cơ thể phản ánh các hành động đang diễn ra trong não. Giờ đây, các nhà khoa học tuyên bố đã tìm ra các chất hóa học giúp giữ yên cơ thể trong lúc nạp năng lượng vào buổi tối. Phát hiện mới được cho là có khả năng hỗ trợ công tác điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ, theo báo cáo trên chuyên san The Journal of Neuroscience.
Các hóa chất não bắt đầu phát huy tác dụng trong giai đoạn gọi là REM, tức khoảng 90 phút sau khi ngủ. Trong khi REM diễn ra, hoạt động của não hết sức kích động, và các giấc mơ đạt mức cao trào. Tuy nhiên, các cơ chủ động của cơ thể, từ tay, chân, ngón tay, bất cứ phần cơ nào được kiểm soát khi thức, đều bị tê liệt. Trạng thái này giúp giữ con người nằm yên trong khi não ra sức vẽ vời những kịch bản quái dị nhất. Đó cũng là lý do một số người đôi khi trải qua cảm giác bị bất động khi ngủ, hay khi đã thức giấc rồi nhưng các cơ vẫn trong tình trạng đông cứng, dân gian gọi là “bóng đè”. Có vẻ như cảm giác cực kỳ khó chịu đó ám ảnh không ít người ở mọi nền văn hóa, người thì cho là bị yêu tinh nữ hớp hồn, người thì đổ cho ma quái quay về cố tìm chút dư mộng ái ân ở người còn sống. Nói chung toàn là chuyện quỷ mị.
Trước đây, cơ chế khiến bắp thịt tê liệt vẫn là điều bí ẩn. Các cuộc nghiên cứu trước đây nghi ngờ một chất truyền dẫn thần kinh gọi là glycine, nhưng tình trạng bất động vẫn diễn ra khi glycine bị ngăn trở. Do đó, các chuyên gia Patricia Brooks và John Peever của Đại học Toronto (Canada) chuyển hướng nghiên cứu. Họ tập trung vào 2 loại thụ quan thần kinh khác nhau ở cơ chủ động, gồm GABAB và GABAA/glycine. Theo đó, tình trạng tê liệt người khi ngủ cần phải có sự góp sức của cả hai thụ quan này. Việc xác định được quá trình hoạt động của các chất truyền dẫn thần kinh hết sức quan trọng đối với những người bị chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt rối loạn hành vi trong giai đoạn REM. Điều đó có nghĩa bệnh nhân hành động như đang mơ, nói chuyện, đấm đá trong giấc ngủ.
Các chuyên gia hy vọng báo cáo mới sẽ cung cấp thêm thông tin để tìm ra liệu pháp chữa trị hiệu quả, vì 80% số trường hợp rối loạn REM sẽ dần phát bệnh thoái hóa thần kinh, như chứng Parkinson. 
Hạo Nhiên

Giải mã hiện tượng "bóng đè"

Trong nhân dân thường nói đến “bóng đè”. Đây là một hiện tượng mộng mị và thường là ác mộng. Người bị “bóng đè” thường mơ thấy một chuyện kinh sợ, có cảm giác như bị ai đè lên mình, chân tay tê dại, hoảng sợ, muốn cựa quậy hoặc kêu lên nhưng không được, kêu không ra tiếng, không vùng dậy được.
Giải mã hiện tượng "bóng đè", Sức khỏe đời sống, Stress, bong de, mo ngu, than kinh, mat ngu, mong mi, ac mong, suc khoe, bao.
Bóng đè là hiện tượng thường xảy ra khi ngủ. (Ảnh minh họa)
Mấy phút sau tỉnh dậy, người bị “bóng đè” tinh thần thảng thốt, vô cùng sợ hãi như vừa thoát khỏi hiểm nguy. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở những người thần kinh yếu, bị rối loạn thần kinh thực vật, hay bị ám ảnh bởi những chuyện hoang đường, mê tín, cơ thể và tinh thần bị suy nhược.
Trong giai đoạn ngủ chập chờn nửa tỉnh nửa mê, tinh thần vốn không vững vàng, chỉ cần những kích thích yếu cũng gây ra đáp ứng mạnh. Nếu khi ngủ nằm ngửa, đặt tay lên ngực trái; khi nằm nghiêng sang trái lâu, tim bị ép; hoặc khi ngủ mặc quần áo quá chật; không khí trong buồng ngủ ngột ngạt hoặc trong phòng ngủ có nhiều người… cũng có thể là những nguyên nhân gây ra “bóng đè”.
Nếu bạn hay bị “bóng đè” thì không nên xem những phim hình ảnh rùng rợn, kinh dị, cảnh chém giết, chết chóc, những loại truyện ma quỷ hoang đường. Nên tạo nề nếp học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tư thế khi nằm ngủ thoải mái, tránh để tay lên ngực trái khi nằm ngửa, hoặc nằm nghiêng lâu làm cản trở lưu thông máu. Trước khi đi ngủ không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích thần kinh như uống rượu, cà phê, chè đặc. 
Theo BS.Nguyễn Văn Hoan (Sức khỏe đời sống)

Bóng đè

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bức tranh diễn tả lại cảnh bóng đè
Bóng đè là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn. Nhiều người lại cho rằng Bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ nhưng đây là cách làm sai lầm, mê tín và không có hiệu quả. Hiện tượng Bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời[1].

Triệu Chứng

khi bị Bóng đè, não bộ vẫn hoạt động bình thường nhưng cơ thể không thể cử động được. Người bị Bóng đè thường cố gắng thức dậy bằng cách cử động chân tay hay mở mắt nhưng không thể được mặc dù não đã phát đi tín hiệu điều khiển thần kinh vận động. Nhiều người mô tả rằng cơ thể họ như có vật gì rất nặng đè lên ngực mà họ không thể nào đẩy ra được. Khi bị bóng đè khoảng 5% bệnh nhân có ảo giác nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ, khó thở, nghe thấy tiếng bước chân hay giọng nói. Một vài người thì lại thấy mình bị đẩy xuống giường, hoặc bị xô ngã. Bóng đè có thể diễn ra trong vài giây nhưng cũng có thể lâu hơn 30 phút.

Nguyên Nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến Bóng đè xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc, do đảo lộn chu trình của giấc ngủ, những yếu tố tâm lý này kích thích lên vỏ não, gây ra hiện tượng bóng đè. Do tư thế nằm ngủ, người để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở và dễ bị bóng đè. Cà phêrượu cũng là tác nhân gây nên Bóng đè. Cũng có khi Bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch, nhưng những trường hợp này chiếm rất ít.

Cách Điều Trị Và Phòng Chống

Hiện nay chưa có biện pháp chữa trị triệt để với bệnh này cho nên cách hạn chế tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí, thể thao. Tránh căng thẳng và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh rối loạn giấc ngủ, khi ngủ phải có tư thế nằm ngủ thoải mái làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí. Ngoài ra, có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc[2].

No comments:

Post a Comment